Lazada sẽ chiếm ngôi vương thương mại điện tử Việt Nam?

Lazada tỏ rõ tham vọng giành ngôi số 1, liệu ChợĐiệnTử có bảo vệ được ngôi vương trước đối thủ quốc tế lắm tiền nhiều của?

Giữa năm 2013, trong lúc thị trường công nghệ vẫn dành nhiều sự chú ý cho những làn sóng mới như OTT và cơn sốt groupon vẫn chưa hạ nhiệt thì một sự kiện có vẻ ít đình đám lại thu hút những người trong nghề hơn: Lazada.vn ra mắt dự án sàn giao dịch điện tử Marketplace. Lazada tấn công
Marketplace là mũi nhọn tấn công mới nhất của Lazada vào mô hình thương mại điện tử C2C (Customer-to-Customer), bên cạnh hoạt động bán lẻ B2C (Business-to-Customer) từ trước đến nay. Marketplace cũng chính là lời tuyên chiến trực tiếp với người dẫn đầu ChợĐiệnTử.vn, vì C2C vốn là hoạt động cốt lõi của website thương mại điện tử này.
Tương tự ChợĐiệnTử, Marketplace đưa ra những phương thức hỗ trợ các nhà cung cấp như không thu phí hằng tháng mà tính phí trực tiếp trên từng sản phẩm. Lazada cũng đi con đường tất yếu mà ChợĐiệnTử đã đi để gia tăng thị phần, đó là đầu tư nhiều vào công cụ thanh toán trực tiếp. Cụ thể, website thương mại điện tử này đã thỏa thuận hợp tác với 25 ngân hàng thương mại trong nước và đang tiếp tục làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến qua thẻ.
“Lazada sẽ mang đến cho người bán những lợi ích tốt nhất trên thị trường từ năm 2014, từ công cụ thanh toán trực tuyến, giao nhận và quảng bá sản phẩm”, ông Christopher Beselin, sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam, khẳng định.
Tuy chỉ mới tham gia vào thị trường Việt Nam từ đầu năm 2012 nhưng Lazada của đế chế thương mại điện tử Rocket Internet (Đức) đã có bước tiến đáng nể: chỉ mất 2 năm để chiếm lấy vị trí số hai thị trường bán lẻ trực tuyến với 22% thị phần.
Thương mại điện tử Việt Nam


Đúng như tên gọi, Rocket Internet đang phát triển với tốc độ tên lửa ở khu vực Đông Nam Á. Nếu như đầu tháng 12.2013, công ty này vừa gọi thành công thêm 120 triệu USD đầu tư cho 2 website bán lẻ thời trang Zalora (ở Đông Nam Á) và Iconic (ở Úc), thì chỉ 1 tuần sau đó họ lại công bố tăng thêm 250 triệu USD đầu tư cho Lazada.
Tính đến tháng 12.2013, Lazada đã thu hút khoảng 486 triệu USD vốn đầu tư để phát triển dự án thương mại điện tử tại 5 quốc gia Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, ông Beselin không cho biết rõ sẽ có bao nhiêu vốn mới được rót vào Lazada.vn, mà chỉ cho biết rằng “Lazada luôn thu hút được nguồn vốn mới và có chiến lược dài hạn tại Việt Nam”.
Mạnh vì gạo bạo vì tiền, Lazada cũng là website bán lẻ trực tuyến có lưu lượng truy cập cao thứ hai Việt Nam năm ngoái, theo báo cáo của hãng nghiên cứu internet comScore (Mỹ). Không chỉ mạnh ở Việt Nam, Lazada hiện giữ vị trí số 1 về bán lẻ trực tuyến tại Thái Lan và Indonesia. Rõ ràng, chưa có đơn vị thương mại điện tử nào của Việt Nam có thể cạnh tranh về vốn với ông lớn Rocket Internet. Tay chơi này cũng không che giấu tham vọng thống trị thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam. “Vị trí số một là mục tiêu của Lazada. Và theo tính toán thì chúng tôi sẽ sớm đạt được mục tiêu này”, ông Beselin nói.
Với Marketplace, Lazada đang dần hiện hoàn thiện hệ sinh thái của mình và vẫn không quên đầu tư tiếp cho mô hình B2C truyền thống. Beselin cho biết hãng này đã bắt đầu xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm. “Lòng tin vẫn là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam. Xây dựng chuỗi trung tâm giới thiệu sản phẩm có nhân viên hướng dẫn, giải thích cặn kẽ sẽ giúp khách hàng hiểu và tin hơn vào thương mại điện tử cũng như Lazada”, ông nói.
Lazada hoàn toàn có lý do để đầu tư mạnh tay trong lúc này. Theo Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (VECITA), năm 2013 giá trị giao dịch thương mại điện tử Việt Nam đã cán mốc 2,2 tỉ USD, tăng trưởng hơn 300%. Và thị trường này sẽ cán mức 4 tỉ USD vào năm 2015. Những con số này cũng trùng khớp với dự báo của EuroMonitor rằng đến năm 2016 dân số internet của Việt Nam sẽ đạt 43 triệu người, tương đương khoảng 40-45% dân số, chính là tỉ lệ vàng để thị trường thương mại điện tử bùng nổ.
Cứ 100 website TMĐT của Việt Nam thì có 79 site bán quần áo, giày dép, mỹ phẩm
Cứ 100 website TMĐT của Việt Nam thì có 79 site bán quần áo, giày dép, mỹ phẩm
Một minh chứng mới nhất cho sức hấp dẫn của thương mại điện tử chính là việc Tập đoàn Vingroup của tỉ phú đô-la Phạm Nhật Vượng cũng đã nhảy vào thị trường thương mại điện tử với việc thành lập Công ty VinE-com có vốn điều lệ hơn 1.000 tỉ đồng. Rất kín tiếng nhưng tay chơi vừa ra mắt cũng đã kịp chiêu mộ khá nhiều nhân tài trong ngành. VinE-Com được đồn đoán đang chuẩn bị thực hiện một số thương vụ M&A khủng và cũng nhanh tay đăng ký một loạt các tên miền phục vụ cho kế hoạch lâu dài. “VinE-com sẽ là đối thủ đáng chú ý. Cuộc chơi sắp tới sẽ càng hấp dẫn. Thị trường sẽ sớm bùng nổ khi càng có nhiều tay chơi cứng cựa nhảy vào cuộc”, Beselin của Lazada nhận định. Giữa một cuộc chiến sôi động như vậy, liệu người dẫn đầu ChợĐiệnTử sẽ làm gì để giữ được ngôi vương?
Độc chiêu chợ điện tử

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện vẫn nằm dưới sự thống trị của ChợĐiệnTử.vn, một sản phẩm thương mại điện tử của người Việt, với 29% thị phần.
Còn nhớ năm 2006, khi ChợĐiệnTử.vn mới vừa hoàn tất giao dịch thứ 300, Nguyễn Hòa Bình, sáng lập kiêm Chủ tịch PeaceSoft, đơn vị sở hữu ChợĐiệnTử.vn, đã nói với tờ Financial Times (Mỹ) rằng hy vọng một ngày đẹp trời nào đó người khổng lồ eBay sẽ đến gõ cửa công ty ông. Đầu năm 2011, lời nói của ông chủ ChợĐiệnTử.vn trở thành hiện thực khi eBay đồng ý mua lại 20% cổ phần của website thương mại điện tử này.
ChợĐiệnTử.vn là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử theo mô hình của eBay xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam. Trong lúc thanh toán trực tuyến vẫn là rào cản lớn nhất đối với các tài năng thương mại điện tử ở Việt Nam thì ChợĐiệnTử đã có chiến lược tích hợp tính năng thanh toán trực tuyến để bảo vệ khách hàng từ rất sớm. ChợĐiệnTử.vn đã kết hợp với Techcombank (2006), Đông Á Bank (2007), OnePay và các tổ chức thẻ quốc tế (2008) để thực hiện bảo hiểm toàn bộ các giao dịch của người dùng trên website.
Đến năm 2011, ChợĐiệnTử.vn ra mắt công cụ thanh toán trực tuyến NgânLượng.vn do chính họ tự phát triển và NgânLượng hiện là cổng thanh toán trực tuyến dẫn đầu tại Việt Nam với 27% thị phần. Năm ngoái, PeaceSoft đã bán 50% vốn NgânLượng.vn cho một đối tác Malaysia là MOL Access Portal.
Làm chủ được khâu thanh toán trực tuyến là lợi thế không hề nhỏ, giúp ChợĐiệnTử.vn thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, Lazada cũng hiểu rất rõ vai trò của khâu thanh toán và bỏ sức đầu tư. Liệu ChợĐiệnTử còn độc chiêu nào khác để ứng phó?
“Với kinh phí khổng lồ như vậy, chắc chắn Lazada sẽ gây nhiều khó khăn với doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước. Tuy nhiên, trước đối thủ mạnh thì chúng tôi vẫn có mục tiêu và phương pháp cạnh tranh phù hợp. Năm nay ChợĐiệnTử.vn không đặt mục tiêu phải tranh giành ngôi vương với họ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ phải giữ vững vị trí trong tốp đầu và củng cố hoạt động để nâng cao lợi nhuận”, ông Bình, PeaceSoft, cho hay.
Cụ thể, theo ông Bình, PeaceSoft có 3 mục tiêu chính cần phải thực hiện trong năm 2014. Đầu tiên là duy trì vị thế sàn giao dịch C2C dẫn đầu bằng cách bổ sung thêm nhiều lợi ích cho người mua cũng như người bán. Mục tiêu kế tiếp là ChợĐiệnTử.vn phải giữ được tỉ lệ lợi nhuận tốt nhất thị trường. Cuối cùng, tránh cạnh tranh trực tiếp với đối thủ mạnh để bảo toàn lực lượng.
“Đường dài mới biết ngựa hay. Các tay chơi có vốn lớn sẽ không ngại ngần đổ tiền để chiếm thị trường. Tuy nhiên, lợi nhuận vẫn là mục đích cuối cùng của kinh doanh. Đó là chưa kể PeaceSoft là một trong số ít các đơn vị thương mại điện tử nắm trong tay một hệ sinh thái các sản phẩm trực tuyến bổ trợ qua lại cho nhau một cách hiệu quả. Đó là những giá trị mà các nhà bán lẻ, cũng là khách hàng của ChợĐiệnTử.vn, luôn tìm kiếm”, ông Bình tự tin.
Hệ sinh thái mà ông Bình nói đến đã có 5 thành viên gồm ChợĐiệnTử.vn và eBay.vn là 2 website bán lẻ trực tuyến, NgânLượng.vn là công cụ thanh toán trực tuyến, ShipChung.vn là dịch vụ giao nhận hàng hóa trực tuyến và AdNet.vn là mạng quảng cáo trực tuyến hỗ trợ các nhà bán lẻ.

Tân binh trỗi dậy
Trong lúc Lazada và ChợĐiệnTử bận bịu với cuộc chiến giành và giữ ngôi số 1 thì ở tốp dưới họ cũng sẽ không ngừng bị quấy nhiễu bởi những đối thủ tuy nhỏ nhưng đáng gờm.
VậtGiá.com, một đơn vị thương mại điện tử nội có tiếng, hiện giữ vị trí số 3 với 15% thị phần là một tay chơi không dễ chịu. Thực tế, đây mới là sàn giao dịch trực tuyến có lưu lượng truy cập cao nhất Việt Nam, chiếm 50% lượng người truy cập duy nhất (unique visitors) trên tổng lượng truy cập của cả 5 website dẫn đầu, theo comScore. Hiện website này có khoảng 24.000 cửa hàng đăng ký bán sản phẩm, hơn 1,2 triệu lượt truy cập mỗi ngày và đạt giá trị giao dịch 4.000 tỉ đồng/năm.
“Giai đoạn 2012-2013, doanh thu bán lẻ trực tuyến của VậtGiá.com tăng trung bình 30%. Mặc dù đây là mức tăng khá cao nhưng chúng tôi vẫn có thể làm tốt hơn thế nữa”, Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Điệp nhận định.
Mặc dù bị Lazada vượt qua và chiếm vị trí số 2 chỉ trong thời gian ngắn, nhưng Tổng Giám đốc VậtGiá.com cũng tin rằng các đối thủ ngoại chưa chắc đã nắm được hết lợi thế. “Rocket Internet khi vào Việt Nam sẽ gặp phải trở ngại là chi phí cao, khả năng am hiểu người dùng Việt Nam cũng không bằng các đối thủ nội. Có thể chúng ta không mạnh về tài chính, nhưng sở hữu những kỹ thuật viên giỏi và chi phí hoạt động rất cạnh tranh. Kinh doanh thương mại điện tử mà chi phí quá cao thì khó có lợi nhuận. Tôi tin rằng doanh nghiệp trong nước vẫn có đủ khả năng cạnh tranh với họ trên sân nhà, nếu biết áp dụng chiến thuật khôn khéo”, ông Điệp chia sẻ.
Trong khi đó, các tân binh tốp dưới cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội. Nhiều mô hình kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam đã quyết định chuyển hướng hoặc mở rộng đầu tư, đầu tiên phải kể đến các công ty mua theo nhóm (dạng groupon).
4 năm về trước là thời điểm cao trào xuất hiện hàng loạt các website theo hình thức groupon tại Việt Nam, với một số cái tên quen thuộc như NhómMua, CùngMua, MuaChung hay HotDeal. Mô hình hoạt động khi đó là bắt chước Groupon (Mỹ) bán voucher giảm giá nhiều sản phẩm, dịch vụ với số lượng giới hạn trong một thời gian ngắn, và phải có đủ số người đặt hàng thì voucher mới có hiệu lực. Tuy nhiên, trải qua thời gian, mô hình này đã được chuyển đổi dần cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hiện tại, phần lớn các website theo hình thức groupon ban đầu đều đã chuyển sang mô hình thương mại điện tử bán hàng giá rẻ (daily deal), nghĩa là không giới hạn thời gian và khi chỉ có một người mua cũng bán.
Tuy nhiên, trong lúc thị trường daily deal đang ngày càng trở nên đông đúc, các chiến binh daily deal lại tiếp tục cải tiến mô hình hoạt động để tăng thị phần và lợi nhuận.
Vươn lên dẫn đầu thị trường mua theo nhóm từ sau biến cố của NhómMua vào cuối năm 2012, HotDeal đã liên tục giữ vững vị trí từ đó đến nay và nắm giữ 54% thị phần tính đến hết năm 2013. HotDeal cho biết họ thực hiện trung bình 10.000 đơn hàng/ngày, trong đó đến 70% là sản phẩm chứ không còn là voucher như trước và website này đang trong quá trình đàm phán để gọi thêm vốn phục vụ cho việc bành trướng sang mảng bán lẻ thời trang trực tuyến.
“Chúng tôi đã hoàn thành một showroom thời trang tại Hà Nội. Đây sẽ là cửa hàng giới thiệu sản phẩm cho một website thương mại điện tử chuyên kinh doanh hàng thời trang sắp được trình làng. Trong quá trình phát triển HotDeal, chúng tôi đã có trong tay vài ngàn nhà cung cấp sản phẩm thời trang chất lượng và cũng nắm bắt được nhu cầu mua sắm thời trang trực tuyến của người dùng”, ông Nguyễn Thành Vạn An, Tổng Giám đốc MekongCom, công ty sở hữu HotDeal chia sẻ.
HotDeal cũng vừa hoàn thành việc mở rộng gấp 3 lần diện tích kho bãi ở cả miền Bắc và miền Nam và còn cho biết sẽ lắp đặt thêm hệ thống kệ để nâng cao diện tích sử dụng thêm 2-3 lần để phục vụ cho những kế hoạch mới.
Một cuộc lột xác ngoạn mục khác chính là Tiki.vn. Tiền thân là một website chuyên kinh doanh sách ngoại văn ra đời từ năm 2010, hiện Tiki đã mở rộng tổng cộng 9 ngành hàng khác nhau và được ví như một Amazon.com của Việt Nam. Với số lượng sản phẩm trên website trung bình khoảng 55.000, website này thu hút xấp xỉ 100.000 lượt truy cập mỗi ngày.
Cuối năm ngoái, Tiki vừa gọi thành công vốn đầu tư từ Quỹ Đầu tư Sumitomo (Nhật). Đây là lần gọi vốn thứ hai của Tiki, sau lần rót vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm khác cũng của Nhật là CyberAgent Ventures. Giá trị thương vụ tuy không được tiết lộ, nhưng người trong ngành cho rằng Tiki nhận được từ 2-3 triệu USD. “Với số vốn này, Tiki đang phấn đấu mở rộng số lượng sản phẩm trên website lên 100.000, đồng thời củng cố chất lượng dịch vụ sau bán hàng. Chúng tôi cũng mới vừa hoàn thành một kho hậu cần lớn gấp 6 lần kho trước ở Tân Bình (TP.HCM), nên có thể an tâm về mặt kho vận và giao nhận trong một vài năm tới”, ông Trần Ngọc Thái Sơn, Tổng Giám đốc Tiki, cho biết.
Với sự tăng tốc của tất cả các tay chơi, cuộc chiến sắp tới ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ rất đáng xem. Một bên là các đại gia quốc tế lắm tiền nhiều của, một bên là các chiến binh địa phương đầy tự tin. Hãy cùng chờ xem cuộc đua giữa rùa và thỏ sẽ diễn biến ra sao.


Theo Gafin

Sàn đấu giá tên miền và điện toán đám mây trên nền tảng Intel

P.A Việt Nam – nhà đăng ký tên miền phối hợp cùng Intel Việt Nam cùng tổ chức hội nghị với chủ đề kép "Sàn Đấu Giá Tên Miền – Điện toán đám mây Trên Nền Tảng Intel" vào ngày 10/4/2014.
Hội nghị được tổ chức với mục đích cung cấp thông tin hữu ích giúp các tổ chức doanh nghiệp cập nhật các xu thế mới nhất về sử dụng và chuyển nhượng tên miền, đồng thời cung cấp các thông tin về giải pháp điện toán đám mây trên nền tản máy chủ Intel giúp đầu tư công nghệ hiệu quả.

Hội nghị cũng đem đến cơ hội cho các lãnh đạo, chuyên gia CNTT cùng gặp gỡ, trao đổi ý tưởng và giải pháp trong lĩnh vực giao dịch tên miền và giải pháp hệ thống nền tảng đám mây.
P.A Việt Nam trình bày tổng quan về việc sử dụng và chuyển nhượng tên miền, đề cập các chức năng trên Sàn đấu giá Tên miền giúp cá nhân và doanh nghiệp tăng cơ hội bảo vệ thương hiệu trên Internet. Khi tham gia sàn đấu giá P.A Việt Nam, khách hàng có nhiều cơ hội đầu tư tương ứng với các loại hình đấu giá: đấu giá tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế, đấu giá tên miền sắp/đã hết hạn hoặc rao bán tên miền. 
Ưu điểm lớn của sàn đấu giá P.A Việt Nam là khả năng kết nối đến kho dữ liệu tên miền lớn trong nước và quốc tế, mang đến cho khách hàng cơ hội tốt để tiếp cận lựa chọn tên miền thích hợp thích hợp với nhu cầu.
Điểm thuận lợi khác mà P.A Việt Nam tích hợp vào sàn đấu giá và cung cấp đến khách hàng là công cụ quản lý tập trung các tất cả các tên miền đang sở hữu, với công cụ này, khách hàng có thể thực hiện nhiều tác vụ từ căn bản như cấu hình trỏ tên miền, chuyển tiếp truy cập, thêm tên miền phụ (sub-domain) đến các tính năng cao cấp giúp bảo mật tên miền như Bảo mật thông tin whois (ID-Protect) hay Khóa tên miền (Registry lock). Với lợi thế là Nhà đăng ký tên miền cấp quốc tế được ICANN công nhận và là Nhà đăng ký tên miền .vn lớn nhất Việt Nam trực thuộc VNNIC.
Cũng tại hội nghị lần này, đại diện Intel đã có phần trình bày chuyên sâu về các công nghệ phục vụ cho hạ tầng trung tâm dữ liệu phát triển dịch vụ Điện toán đám mây (Cloud Computing):
- Intel cung cấp các giải pháp từ khả năng tính toán, khả năng kết nối, đến khả năng lưu trữ; cung cấp cho các Trung tâm dữ liệu một giải pháp cân bằng, có khả năng mở rộng cao.
- Khả năng tính toán của Intel được thể hiện qua chuỗi các sản phẩm vi xử lí dành cho máy chủ (Intel Xeon) với nhiều hiệu năng và mức chi phí khác nhau cho khách hàng lựa chọn phù hợp.
- Intel hiện là công ty cung cấp các adapter 1GbE và 10GbE cho các hệ thống mạng - Một trong những xu thế trong hệ thống lưu trữ hiện nay là tăng cường khả năng tính toán ngay trong bộ lưu trữ để làm giảm độ trễ, tăng tính hiệu quả, giảm chi phí trên 1GB lưu trữ. 

Theo Thanh Sơn - Xahoithongtin

Rao bán tên miền và trách nhiệm pháp lý

Tên miền gây nhầm lẫn có vi phạm quy định về sở hữu công nghiệp hay không, đang là câu hỏi được dư luận đặt ra trước thực trạng có những tên miền giả giống với tên doanh nghiệp đang được rao bán tràn lên trên mạng hay thậm chí ngay tại đường phố. Câu trả lời là có, song không dễ xử lý những vi phạm này.



Nguồn: blogpost.com
 
Từ khó quản lý
Dư luận chắc chắn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi tên miền giả như quoccuonggialai.com, nganhangxaydung.com… gần giống tên doanh nghiệp được rao bán tràn lan ngoài đường phố với số tiền khoảng 10 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là vì sao không quản lý được việc đăng ký tên miền, nguyên nhân có xuất phát từ việc tên miền không phải là đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ? Thực tế, dù không được xếp vào đối tượng được bảo hộ nhưng Luật Sở hữu trí tuệ 2005 vẫn có quy định nghiêm cấm hành vi đăng ký, chiếm giữ hoặc sử dụng tên miền trùng, dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý gây thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của cá nhân, tổ chức khác. Điều đó cho thấy, dù không là đối tượng được bảo hộ nhưng tên miền vẫn được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo vệ.
Có lẽ nguyên nhân dẫn tới việc khó quản lý tên miền cũng xuất phát từ mua bán, chuyển nhượng tên miền. Nếu như trên thế giới có rất nhiều sàn giao dịch tên miền thì ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có một thị trường tên miền đúng nghĩa. Trong khi đó, nhiều giao dịch mua bán, chuyển nhượng tên miền vẫn ngầm diễn ra nhưng do chưa có sự minh bạch về giá cả nên không ít tên miền được thổi giá cao quá mức làm biến dạng thị trường.
Hơn nữa, theo nguyên tắc chung trên thế giới, tên miền được đăng ký nếu thoả mãn hai điều kiện là duy nhất và nộp đơn đăng ký trước thì được cấp trước áp dụng cho cả tền miền quốc gia và tên miền quốc tế. Theo quy định của pháp luật, việc quản lý tên miền quốc gia sẽ do Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC chịu trách nhiệm còn đối với tên miền quốc tế, theo Thông tư số 09/2008/TT-BTTT thì tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp tại Việt Nam sử dụng các tên miền quốc tế để thiết lập trang thông tin điện tử phải thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông. Bên cạnh đó, nhà đăng ký tên miền quốc tế còn phải cập nhật danh sách tên miền mà mình quản lý với Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC.
Thế nhưng, những biện pháp này chỉ giúp nhà quản lý có thêm thông tin chứ chưa thực sự hữu hiệu để ngăn chặn vi phạm về thông tin trên internet có liên quan đến tên miền quốc tế. Bởi nếu các chủ thể đăng ký tên miền quốc tế trực tiếp với nước ngoài hoặc đăng ký ở nước ngoài và không thông báo thì cũng không dễ dàng quản lý được. Hơn nữa, cơ quan đăng ký tên miền không có trách nhiệm thẩm định việc đăng ký tên của chủ thể này có gây nhầm lẫn với thương hiệu của chủ thể khác hay không. Những tranh chấp và xung đột tên miền thời gian qua ngày càng gia tăng cũng một phần do có cá nhân, tổ chức lợi dụng nguyên tắc cấp phát tên miền và sự chủ quan, lơ là của chủ thể đích thực mà dùng chính nhãn hiệu, tên thương mại của cá nhân, tổ chức uy tín để xin cấp tên miền trước.
Nhiều chuyên gia cho rằng, điều này rất vô lý khi một cá nhân chẳng tốn công suy nghĩ hay sáng tạo, chỉ cần chọn và đăng ký những tên miền nổi tiếng, có giá trị thì sẽ được độc chiếm tên miền đó làm của riêng mình. Đáng nói là không ít tên miền được chào bán cho các chủ thể thực sự nhằm mục đích trục lợi kiếm lời, hoặc trực tiếp sử dụng tên miền gây cho công chúng lầm tưởng rằng chủ thể này với chủ sở hữu thực có mối liên hệ kinh doanh với nhau.
Tới giải quyết tranh chấp
Không chỉ khó quản lý mà việc xử lý hay giải quyết tranh chấp tên miền cũng không dễ dàng. Mặc dù Nghị định 99/2013 đã có quy định hành vi đăng ký, chiếm giữ hoặc sử dụng tên miền trùng hay tương tự nhầm lẫn với tên thương mại của người khác sẽ bị phạt từ 5 triệu đến 20 triệu đồng nhưng do thiếu quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý tên miền quốc gia “.vn” và cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính nên việc xử phạt còn gặp nhiều khó khăn. Xử phạt như thế nào đối với hành vi sử dụng tên miền quốc tế gây nhầm lẫn vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Theo Nghị định 72/2013, đối với tranh chấp tên miền quốc gia có thể sử dụng một trong các phương thức giải quyết như hòa giải thương lượng, giải quyết bằng con đường trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa. Có ý kiến cho rằng, bên cạnh quy định theo thông lệ quốc tế, văn bản này còn thêm điều kiện về nội dung tranh chấp chứ không phải là yêu cầu về thủ tục thụ lý giải quyết. Điều này dễ dẫn tới việc cá nhân, tổ chức đi kiện có thể phải ôm đơn đứng mãi ở cổng tòa mà không được giải quyết. Còn đối với tên miền quốc tế, theo Phó GĐ Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC Trần Minh Tân, những tên miền này thuộc sự quản lý chung của tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) thế nên VNNIC không thể tác động trong những vụ tranh chấp.
Theo đó, các doanh nghiệp hiện chỉ có thể thực hiện theo hai cách để lấy lại tên miền trùng với tên kinh doanh của mình là theo hướng hòa giải hoặc thông qua trọng tài quốc tế, dựa vào quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Song, nguyên đơn phải chứng minh được quyền, lợi ích hợp pháp liên quan tới nhãn hiệu, đồng nghĩa với việc nhãn hiệu phải đăng ký trước, có bằng chứng về việc cá nhân, tổ chức khác chiếm hữu tên miền trùng lặp gây nhầm lẫn tới thương hiệu của mình là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu. Trước những điều kiện đặt ra, không ít doanh nghiệp, tổ chức muốn lấy lại tên miền mà ngại phiền hà về thủ tục pháp lý và mất thời gian nên đã thỏa thuận với người đăng ký để mua lại với giá chênh lệch. Điển hình là Bkav do không kiểm soát được tên miền quốc tế của mình đã bị một cá nhân ở Mỹ đăng ký từ năm 1997. Đến 2012, công ty Bkav đã phải chi 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền Bkav.com.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, để quản lý được tên miền tốt nhất, bên cạnh việc lấp kín những lỗ hổng pháp lý thì các tổ chức, doanh nghiệp phải tự bảo vệ lấy tài sản tên miền của mình. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng, khi ấy đã quá muộn. Điều quan trọng là cần có lộ trình xây dựng khung hành lang pháp lý chuẩn, truyền thông về vai trò quan trọng của tên miền để các tổ chức, cá nhân thấy được giá trị pháp lý của nó.

Theo Daibieunhandan

Chỉ 20% doanh nghiệp Việt Nam có tên miền và website

Nếu với các doanh nghiệp nước ngoài, việc đăng ký tên miền, website là chuyện đương nhiên thì ở Việt Nam hiện chỉ mới khoảng 20% doanh nghiệp có tên miền .vn và quốc tế.
Hội thảo“Bảo vệ thương hiệu Việt với tên miền .VN” toor chức tại Quảng Ninh
Ngày 28/3/2014, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cùng các Nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở TT&TT Tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội thảo “Bảo vệ thương hiệu Việt với tên miền .VN” tại Quảng Ninh.
Đây là hội thảo lần thứ 3 trong chuỗi sự kiện cùng chủ đề “Bảo vệ thương hiệu Việt với tên miền .VN” đã được tổ chức trước đây tại Bình Dương và Cần Thơ năm 2013.
Hội thảo tại Quảng Ninh lần này được VNNIC và các nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức chung của doanh nghiệp về bảo hộ thương hiệu trên mạng Internet, phát triển và quảng bá hoạt động trên mạng Internet, trong đó tập trung vào nội dung bảo vệ thương hiệu trên mạng với tên miền .VN. Hội thảo này cũng nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin tại địa bàn Quảng Ninh và các tỉnh lân cận; giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước tại địa phương về Internet nói chung và tài nguyên Internet nói riêng.
 Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam trong những năm gần đây cùng sự gia tăng của các hoạt động thương mại điện tử, các vấn đề về đăng ký sử dụng tên miền liên quan tới việc bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp trên mạng Internet ngày càng trở nên quan trọng, được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhất là tại những trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ… Tuy vậy, phần lớn doanh nghiệp trong nước chưa nhận thức hết tầm quan trọng của vấn đề tên miền liên quan tới thương hiệu trên mạng Internet. Điều đó có thể thấy được qua các vụ việc tranh chấp tên miền ngày một tăng như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa trong thời gian vừa qua.
Theo số liệu của VNNIC, hiện tại khối các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đăng ký khoảng 200.000 tên miền (bao gồm cả tên miền Việt Nam .VN và tên miền quốc tế), trong đó mỗi doanh nghiệp thường đăng ký nhiều hơn 1 tên miền. Trong khi đó tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là hơn 500.000 doanh nghiệp, điều này có nghĩa là tỉ lệ doanh nghiệp có trang tên miền hoặc website mới chỉ trên 20%.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Minh Hồng, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh cho biết: "Trong thời đại kỷ nguyên số bùng nổ, xu hướng tiến tới một mạng Internet của vạn vật, mọi thiết bị đều có khả năng kết nối Internet, mọi thiết bị đều trở thành tài nguyên Internet. Chúng ta có thể hình dung rằng khi đó mạng Internet của con người sẽ là một không gian vô cùng rộng lớn, đa dạng, phức tạp, ẩn chứa cả cơ hội lẫn thách thức. Trong đó, tên miền nói chung và tên miền Việt Nam .VN là tài nguyên liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ thương hiệu của các cơ quan, tổ chức và đặc biệt là các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc bảo vệ thương hiệu gắn với tên miền .VN hiện này còn đang thiếu sự quan tâm của các cấp, các ngành và bản thân các doanh nghiệp".
Ông Nguyễn Minh Hồng còn cho biết, tại Quảng Ninh, có 1441 tên miền .VN và 2007 tên miền quốc tế đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn đăng ký. Trong khi đó, tính đến hết năm 2013, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là khoảng 11800 doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn có website và tên miền riêng là rất thấp, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về tranh chấp tên miền liên quan tới tên, thương hiệu của doanh nghiệp khi mà thương mại điện tử và các hoạt động quảng bá trên mạng Internet toàn cầu ngày càng phát triển.
Phát biểu tại hội thảo này, ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc VNNIC cho biết: "Hơn 15 năm phát triển của Internet Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến sự đóng góp mạnh mẽ, sự phát triển thần kỳ của thông tin trên Internet, của sự bùng nổ hiện diện thương hiệu của doanh nghiệp trên mạng, của sự cất cánh trong giao dịch thương mại điện tử… Internet đã làm thay đổi cuộc sống, góp phần phát triển xã hội và đặc biệt là thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại điện tử. Chúng ta đã chứng kiến việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp đưa hiện diện của mình lên mạng, hoặc phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phân phối thông qua mạng Internet. Số lượng tên miền .VN được đăng ký và đưa vào sử dụng trên mạng ngày một đã cho thấy sự bùng nổ này".
 Ông Trần Minh Tân cho rằng, tên miền đóng vai trò rất quan trọng trong nhận diện thương hiệu và khả năng hoạt động doanh nghiệp, chúng cũng cung cấp những tiềm năng về quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, khách hàng, đối tác, quảng bá thông tin rộng rãi và nhanh chóng, những cơ hội tiếp cận thị trường lớn… cho doanh nghiệp, và tên miền đã, đang và sẽ là nguyên nhân của sự thành công cũng như thất bại của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng ý thức được một cách đầy đủ về tên miền và thương hiệu cũng như các vấn đề liên quan đến tên miền.
Theo VNNIC, với việc phát triển ứng dụng CNTT cũng như các hoạt động quảng bá trên Internet thì việc không có Website, không sử dụng thư điện tử với tên miền chuyên nghiệp là doanh nghiệp đã tự làm giảm cơ hội quảng bá của mình rất nhiều. Tên miền là địa chỉ của DN trên Internet, và trong rất nhiều trường hợp nó được coi là thương hiệu của doanh nghiệp trên Internet. Tuy vậy, tên miền không đồng nhất với thương hiệu, nhãn hiệu và không phải là đối tượng nằm trong phạm vi bảo hộ của sở hữu trí tuệ. Theo thông lệ trên thế giới và ở VN, việc cấp phát tên miền theo nguyên tắc bình đẳng giữa cá nhân và tổ chức, đăng ký trước được cấp phát trước. Việc có bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ không đảm bảo cho doanh nghiệp có được tên miền liên quan, chính doanh nghiệp phải chủ động đăng ký các tên miền liên quan đến quyền lợi, lợi ích của mình.Cộng đồng doanh nghiệp sẽ phải rất lưu tâm tới vấn đề này để bảo vệ thương hiệu của mình trên Internet.
TK - ICTNEWS

Marketing online là gì? xu hướng và lợi ích hiện nay ?


Hosting
Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới và mạng internet trong những năm gần đây, doanh nghiệp có thể tìm ra những hướng đi tối ưu hóa chi phí tiếp thị mà vẫn đảm bảo hiệu quả so với các phương thức marketing truyền thống.


Vậy Marketing online là gì?

Có thể nói marketing online (internet marketing) là quảng cáo trên internet.

Như đã nói marketing online ( internet marketing ) thường gồm nhiều hình thức như : Website marketing,Social Networking,Search engine marketing (SEM),Email marketing, mobi marketing,…

Vậy ta phải bắt đầu từ đâu?

Đây là cách mà tôi làm mà các bạn có thể tham khảo. Có thể bạn sẽ làm cách khác hay trình tự khác. Miễn sao bạn có thể thấy kết quả từ các hình thức này.

1. Website Marketing

Đối với tôi đây là phần bắt buột và tối quan trọng. Trước tiên là cần tạo 1 website, trình bài thông tin công ty, sản phẩm, hay dịch vụ, giới hiệu, tiếp thu ý kiến khách hàng,…. và là cầu nối của khách hàng và bạn trên internet. Đối với khách hàng thì đây chính là công ty của bạn trên internet.

Nếu bạn chưa có trang web bạn có thể tự tạo các trang Blog miễn phí.Nếu không bạn có thể nhờ người khác tạo cho bạn với chi phí kể cả tư vấn rất rẻ.

Bạn có thể đặt quảng cáo thông tin của bạn trên website khác có lượng truy cập lớn để thu hút khách hàng vào xem thông tin sản phẩm trên website của bạn.

2. Social Networking Marketing

Quảng cáo trên mạng xã hội ảo. Đây là 1 xu hướng hot trong marketing hiện nay, bạn có biết facebook không? Đó là một mạng xã hội ảo lớn trên thế giới hiện nay. Ở Việt Nam cũng có nhiều nhưng quy mô nhỏ hơn Facebook nhưng zing, hay go.vn. Trên đó người ta có thể có nhiều bạn bè, quan hệ, đó là cầu nối tốt để bạn marketing.

3. Search engine marketing (SEM)

SEM có 2 cách. gồm Google adwords và SEO.

Adwords là hình thức mua từ khóa quảng cáo trên search engine. Nội dung quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện khi có người gỏ tìm kiếm đúng từ khóa bạn đăng ký. Bạn sẽ trã phí cho nhà cung cấp.

SEO (search engine optimization) là hình thức tối ưu hóa từ khóa của website cho search engine để được lọt vào top cao trong kết quả tìm kiếm của người sử dụng. Bạn có thể tự SEO hay thuê dịch vụ SEO của công ty SEO uy tín để đạt kết quả cao.

Cả 2 đều tăng lược truy cập của người dùng vào website bạn với nội dung họ quan tâm. Nếu lượng truy cập vào website tăng thì tiềm năng khách hàng cũng sẽ cao hơn. Ngày nay SEM là hình thức quảng cáo rất có giá trị trên internet cùng với quảng cáo trên mạng xã hội.

4. Viral Marketing (Quảng cáo tương tác người dùng)

 Đây là hình thức tạo ra các hoạt động, chương trình hay liên kết trong các cộng đồng mạng như diễn đàn, mạng xã hội, blog v.v… không nằm ngoài mục tiêu là giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty tới người tiêu dùng. Đặc điểm của hình thức này là tạo ra hiệu ứng lan truyền hay truyền miệng của các cư dân mạng về sản phẩm hay dịch vụ của công ty.

5. Email marketing

Bạn có thể thuê hay mua phần mềm gởi email hàng loạt có kèm danh sách địa chỉ mail của các công ty chuyên về email marketing. Gởi mail quảng cáo đến nhiều địa chỉ có thể bị coi là spam và phạm luật nhưng vẩn có nhiều công ty sử dụng hình thức quảng cáo này ví dụ một số công ty kinh doanh thương mại diện tử như lazada, muachung.....

Bạn có thể gởi mail cho những khách hàng riêng của mình cho đến khi họ từ chối nhận mail của bạn.

6. Mobi marketing

Đây là hình thức quảng cáo mới đang bùng nỗ gần đây. Có thể sử dụng tổng đài nhắn tin hàng loạt, sử dụng đầu số tin nhắn SMS kết hợp với trò chơi trên mobi.

Hãy tạo trang và thiết kế web mobi cho công ty bạn.

Còn một điều nữa là hãy cố gắng làm việc theo nhóm, luôn mở rộng quan hệ để chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm. Sự thay đổi của công nghệ sẽ làm cho cách thức marketing online cũng thay đổi theo. Và điều bạn phải làm là cố gắng chạy theo nó.

Một số lợi ích của việc marketing trực tuyến

    Rút ngắn khoảng cách: Vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng. Internet đã rút ngắn khoảng cách, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính mà không    cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép nhiều người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống.

    Tiếp thị toàn cầu: Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như không thể.

   Giảm thời gian: Thời gian không còn là một yếu tố quan trọng. Những người làm marketing trực tuyến có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7.

   Giảm chi phí: Chi phí sẽ không còn là gánh nặng. Chỉ với rẻ hơn chi phí marketing truyền thống, Marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi.



Sưu Tầm Internet

Thương mại điện tử là gì?

Ngày nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng internet cùng với nhiều các công nghệ hiện đại ra đời. Con người ngày càng ưu thích giao dịch dưới hình thức này bởi những thuận lợi mà nó mang lại. Ở Việt Nam, khái niệm thương mại điện tử mới xuất hiện cách đây không lâu. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ra đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Cuối năm 2005, Việt Nam mới có “Luật Giao dịch điện tử” và năm 2006 mới ra đời Nghị định hướng dẫn thi hành luật này.


1. Thương mại điện tử là gì ?
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinhdoanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp).
2. Lợi ích của TMĐT
Lợi ích lớn nhất màTMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn gửi thư. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.
Những lợi ích nhưtrên chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận thức được giá trị của TMĐT. Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
3. Các loại hình ứng dụng TMĐT
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau:
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B (business to business);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng – B2C (business to consumer);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước – B2G (business to government);
- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – C2C (consumer to consumer);
- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân – G2C (government to consumer).
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,…
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.
B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.
C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.
G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v…
4. Pháp luật về thương mại điện tử
Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực. Đến cuối năm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội.
Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về Thương mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.
Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong xã hội.
Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả; giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ.
Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.
5. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiếnhành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền, …
Thanh toán điện tửđược sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị phải có được phầm mềm thanh toán trong website của mình.
6. Quảng cáo trên Internet
Cũng như các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, quảng cao trên mạng khác hẳn với quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác vì nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Trên mạng mọi thứ đều có thể đưa vào quảng cáo, từ bố trí sản phẩm tới thiết kế các ảnh nền phía sau nội dung quảng cáo, làm cho logo hoặc bất cứ nhãn hiệu sản phẩm nào cũng trở nên nổi bật. Quảng cáo trên Internet cũng tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào đối tượng khách hàng của mình và giúp họ quảng cáo với đúng sở thích và thị hiếu người dùng. Ngoài ra, quảng cáo trên mạng còn là sự kết hợp của quảng cáo truyền thống và tiếp thị trực tiếp. Đó là sự kết hợp giữa cung cấp nhãn hiệu, cung cấp thông tin và trao đổi buôn bán ở cùng một nơi.
* Các hình thức quảng cáo trên Internet
- Quảng cáo bằng các banner, hình ảnh, flash, video, các đoạn text giới thiệu trên website
- Quảng cáo qua E-mail
- Quảng cáo trên Website
Sưu tầm Internet

Brand - Thương hiệu là gì?

Brand, một trong những khái niệm mới mẻ trong hệ thống kiến thức marketing hiện đại, làm thay đổi rất nhiều nhận thức kinh doanh, mở rộng biên giới mục tiêu của khái niệm kinh doanh và marketing sang những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Tại Việt Nam, Brand đang được giới chuyên môn nắm bắt và ứng dụng trước tiên trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên Brand mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà không phải ai cũng hiểu hết được bản chất của vấn đề. Bằng thuật ngữ tạm dịch Brand là Thương hiệu, chúng tôi xin giới thiệu một số khái niệm cơ bản xoay quanh vần đề này nhằm giúp quý độc giả có những quan điểm rõ ràng hơn.



Trước khi định nghĩa 'thương hiệu là gì' các bạn phải định nghĩa cho kỹ 'sản phẩm là gì' và có một điều rất lý thú trong các lớp đào tạo marketing manager và brand manager... do chuyên gia trực tiếp thảo luận thì phần lớn học viên đồng ý rằng 'thương hiệu chính là sản phẩm, thương hiệu là đỉnh cao của sản phẩm' ...

1. Thương hiệu là một hình thức mới của Sản phẩm

Hầu hết mọi người khi nhắc đến Thương hiệu (Brand) đều liên tưởng đến một khái niệm quen thuộc là trade-mark (nhãn hiệu), và có rất nhiều cuộc tranh luận trong giới chuyên môn và cộng đồng marketing (kể cả ở các nước tiên tiến) về sự phân biệt giữa trade-mark và brand vẫn chưa ngã ngũ. Những khái niệm gần đây nhất đều cho rằng thương hiệu là một hợp các dấu hiệu nhận biết, các mối quan hệ, những trải nghiệm tiêu dùng... và vì vậy hầu như mỗi học giả có một định nghĩa khác nhau về brand. Trong số nhiều quan điểm khác nhau, có những quan điểm thiên về hình ảnh thương hiệu và cũng có những quan điểm chú trọng đến chất lượng sản phẩm.

Là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận thực tiễn về brand thông qua quá trình làm việc và nghiên cứu, tác giả có một cách tiếp nhận khác, đó là so sánh 2 khái niệm Product và Brand. Tuy nhiên điều thú vị ở đây là ở chính khái niệm sản phẩm, cần phải được làm rõ trước khi nói đến khái niệm thương hiệu.

Sản phẩm là tất cả những gì đáp ứng một nhu cầu cụ thể của con người, hay một nhóm người, mà bản thân nhu cầu của con người thì vô cùng đa dạng, tứ lý tính đến cảm tính, từ vật chất đến phi vật chất. Chính vì vậy lần đâu tiên tại Việt Nam, tác giả đưa ra một định nghĩa mới và toàn điện nhất về sản phẩm: "sản phẩm là một tập hợp các lợi ích" để thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của con người. Về bản chất thì khái niệm sản phẩm hình thành ngay từ giai đoạn đầu tiên của sự tiến hóa của loài người. Dần dần cùng với sự hình thành sự trao đổi sản phẩm, chúng ta có khái niệm "sản phẩm hàng hóa" (commodity). Song song với khái niệm sản phẩm, nhận thức của con người càng ngày càng rõ ràng hơn và sâu sắc hơn về khái niệm "chất lượng". Chúng tôi định nghĩa rằng "chất lượng" là sự cam kết duy trì "tập hợp các lợi ích sản phẩm". Khi nhu cầu của con người ngày càng đa dạng, sản phẩm cũng đa dạng theo mà trong lý thuyết marketing cơ bản đó là "định vị sản phẩm".

Vậy thì thương hiệu hình thành như thế nào?

Một cách rất dễ hiểu, khi một sản phẩm cụ thể với chất lượng được cam kết thể hiện đúng (giữ lời hứa) và được "người mua" tin tưởng, khi đó hình thành thương hiệu, tức sản phẩm trở thành thương hiệu. Hai thực thể này bản thân không khác nhau, nhưng khi sản phẩm được khách hàng công nhận thì nó trở thành thương hiệu. Ngày hôm nay bạn làm ra một sản phẩm, nhưng nếu ngày mai bạn thuyết phục một người nào đó mua sản phẩm của bạn, nó trở thành một thương hiệu trong quan điểm của khách hàng mà bạn đã chinh phục. Thương hiệu hình thành từ góc nhìn của Khách thể, Sản phẩm là khái niệm từ Chủ thể, đối với cùng một "vật thể" hay "một tập hợp các lợi ích".



Đỉnh cao của Sản phẩm chính là Thương hiệu!

Thật ra khái niệm 'đỉnh cao của sản phẩm là thương hiệu' là một định nghĩa gây ra khá nhiều phản ứng. Trong các buổi giảng về '20 nguyên tắc đổi mới tư duy tiếp thị thương hiệu' tác giả nhận được không ít những ý kiến phản đối. Tuy nhiên sau một thời gian chiêm nghiệm thì chính những học viên đó cũng đồng ý với quan điểm mới này. Thương hiệu thật ra là một dạng thức mới của sản phẩm trong quá trình tiến hóa của loài người kể từ thời kỳ đồ đá mới. Quá trình phát triển văn minh nhân loại có thể được mô tả tóm tắc thông qua dạng thức sản phẩm:

Dạng thức 1: sản phẩm cơ bản (product)

Trong giai đoạn cuối của thời kỳ đồ đá mới, loài người đã tạo ra rất nhiều công cụ từ đá và kim loại đồng. Những công cụ này giúp con người chuyển từ săn bắt hái lượm sang giai đoạn biết trồng trọt và chăn nuôi, tức là bắt đầu quá trình làm ra sản phẩm.

Dạng thức 2: sản phẩm hàng hóa  (commodity)

Khi năng lực sản xuất được nâng cao, hình thành những ngành nghề  sản xuất ra sản phẩm với mức độ đồng đều cao và nhằm mục đích kinh doanh trao đổi hơn là tự cung tự cấp. Khi đó hình thành dạng thức sản phẩm hàng hóa (commodity).

Dạng thức 3: sản phẩm thương hiệu (brand)

Sản phẩm hàng hóa giúp gia tăng quá trình buôn bán trao đổi. Từ quá trình này hình thành những cam kết chất lượng hay uy tín của sản phẩm. Chính động thái này đã hình thành những khái niệm sơ khai nhất về thương hiệu: 'thương hiệu là sự cam kết chất lượng', 'thương hiệu là sự bảo đảm uy tín sản phẩm'. Nhưng thật ra ở dạng thức thứ 3 về sản phẩm đã khẳng định một khái niệm mới: 'thương hiệu chính là một dạng sản phẩm đỉnh cao' trong quá trình phát triển văn minh nhân loại.



Tác giả thành thật khuyên những ai còn 'bán tính bán nghi' về  những luận thuyết mới này (new brand thesis) thì xin vui lòng tham khảo một trong những học giả uy tín nhất gần đây về thương hiệu, đó là Simon Anholt (UK).  Tư tưởng của Simon Anholt là gấn nhất với những gì bản thân tác giả đã chia sẻ với cộng đồng những khái niệm mới và sâu sắc nhất về brand - thương hiệu. Xin mời quy vị tham khảo thêm những luận điểm có cùng một tư tưởngvới chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang,hãy tham khảo tác phẩm mới nhất của Simon Anholt "New Brand Justice" Công lý Mới của Thương hiệu. Những tư tưởng mới của Simon Anholt mặc dù được xem là thiên về Socialism (xã hội chủ nghĩa) tuy nhiên bản chất thương hiệu (theo VVQ) là không thuộc về Tư bản hay Xã hội Chủ nghĩa. Thương hiệu hình thành một quan đểm kinh tế học mới, hình thành một mô hình kinh tế mới: mô hình kinh tế thương hiệu.

2. Sự hình thành Trade-mark

Như trên chúng ta đã đề cập, nhu cầu tối thượng của loài người là mong muốn sản phẩm càng ngày có chất lượng cao hơn. Sự cam kết chất lượng được pháp lý hóa thành khái niệm Trade-mark. Hàng nghìn năm trước khi có thuật ngữ Trade-mark con người đã có những khái niệm tương tự về vấn đề này... Chính sự tiếp cận khái niệm Thương hiệu (brand) từ trade-mark của không ít người trong giới marketing đã dấn đến những quan điểm sai lầm rất phổ biến, xem brand chỉ là "một tập hợp các dấu hiệu nhận biết, hình ảnh, tính cách thương hiệu ..." trong giới làm branding tạo ra những khái niệm không đầy đủ về brand.

Để dễ hình dung, chúng ta có thể phân biệt hai nhóm khái niệm: trade-mark là những quy định mang tính pháp lý để phân biệt và bảo hộ thương hiệu sản phẩm; còn brand là khái niệm bao trùm của một thương hiệu sản phẩm đích thực.

Vì vậy, để dễ hình dung chúng tôi đưa ra công thức sau đây:

Product + Trade-mark ---> Brand

Công thức này mô tả "sự tiến hóa sản phẩm" song hành với quá trình tiến hóa của loài người, từ khái niệm sản phẩm trở thành một thực thể đầy đủ hơn đó là Brand- Thương hiệu. Ngày xưa con người thụ hưởng sản phẩm, ngày nay con người thụ hưởng thương hiệu (trong đó có sản phẩm). Trong cái thực thể sản phẩm mà con người thụ hưởng ngày nay, bên cạnh nhóm lợi ích lý tính cơ bản còn có những lợi ích cảm tính, bên cạnh những nhu cầu cơ bản con có những nhu cầu theo những nấc cao hơn đối với cùng một sản phẩm, mà Abraham Maslow đã mô tả rất cụ thể qua mô hình "tháp nhu cầu" 5 bậc rất dễ hiểu.

3. Brand là thực thể thỏa mãn cao nhất nhu cầu con người

Brand là thực thể đầy đủ nhất thỏa mãn nhu cầu của con người, trong đó có sản phẩm.



Thông qua minh họa trên đây, chúng ta phân biệt về cơ bản 3 cấp độ hiện hữu của cùng một sản phẩm. Ở cấp độ 1 (product) người ta chấp nhận sử dụng một sản phẩm bất kể nó có được bảo đảm về chất lượng hay không (không có trade-mark), vì vậy rủi ro gặp phải sẽ rất cao; ở cấp độ 2 (product+trademark) chúng ta gần như thỏa mãn thêm nấc nhu cầu cao hơn đó là sự an toàn, bởi khi gặp phải rủi ro chất lượng ít ra chúng ta biết ai là người cung cấp sản phẩm, và sản phẩm bắt buột phải ghi rõ tên gọi, sản xuất...để phân biệt với sản phẩm khác cùng loại; ở cấp độ 3 (brand) không chỉ có trade-mark, sản phẩm còn mang cả hình ảnh (brand image), cá tính, lợi ích cảm tính, thẩm mỹ, nhân cách hóa... của một thương hiệu, thỏa mãn đầy đủ nhất nhu cầu của con người đố với một nhu cầu cụ thể. Sản phẩm ở cấp độ này vì vậy hiện hữu dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều tập hợp phức tạp bao gồm cả lý tính lẫn cảm tính, cả vật thể lẫn phi vật thể, cả chức năng lẫn thẩm mỹ... đó là Thương hiệu, đỉnh cao của Sản phẩm.

4. Sản phẩm là hữu hạn, Thương hiệu là vô hạn

Sản phẩm tồn tại trong môt vòng đời cụ thể, điều này đã được khẳng định bằng lý thuyết marketing cơ bản (Philip Kotler, Principles of Marketing). Thương hiệu là một chuỗi các sản phẩm nối tiếp nhau, và vì vậy nó có khả năng tồn tại lâu hơn, thậm chí là mãi mãi nếu nó nắm bắt được xu hướng phát triển của con người đối với từng nhu cầu cụ thể.

Sau nhiều năm nghiên cứu tác giả (Võ Văn Quang) giới thiệu sau đây một mô hình marketing mới (Brand Marketing) xác định rõ hơn một vòng đời sản phẩm, tức quan điểm cũ của marketing đối với sản phẩm, bằng khái niệm thương hiệu chuỗi sản phẩm, là cơ sở của một lý thuyết marketing mới, Brand Marketing. Như vậy brand marketing không phải là nghiên cứu về branding, mà là quản trị một chiến lược thương hiệu đầy đủ bao gồm cả phần hình ảnh thương hiệu (branding) và sản phẩm chứa bên trong thương hiệu đó.


Khái niệm "thương hiệu chuỗi sản phẩm" là một khái niệm không tách rời, vì thương hiệu và sản phẩm là một tập hợp không thể chia tách. Sự bóc tách chủ yếu là để phân biệt các phần khác nhau của một cơ thể, cũng như con người vậy, chúng ta không thể bóc tác phần xác và phần hồn của một thực thể con người...

(Tác giả: Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang
Thanh Phương - vnBrand)